• Lịch giảng, thuyết Pháp
  • Ẩm thực chay
    • Hướng dẫn
    • Kiến thức
    • Nhà hàng chay
  • Đạo cụ - pháp khí
    • Pháp âm
  • Kinh tụng
  • Nhạc thiền
  • Thính pháp
  • Sự kiện
  • Sức khỏe & đời sống
    • Chữa bệnh
    • Kiến thức phổ thông
    • Nghệ thuật sống
  • Tin tức
    • Chia sẻ yêu thương
    • Tin phật sự
  • Văn hóa - nghệ thuật
    • Sách nói
    • Phim
    • Thơ
    • Tranh ảnh
    • Truyện
    • Tùy bút
  • Video
  • Sign Up
  • Login
menu bar
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Lịch giảng, thuyết Pháp
    • Tin phật sự
  • Pháp âm
    • Kinh tụng
    • Nhạc thiền
    • Thính pháp
    • Sách nói
  • Ẩm thực chay
    • Hướng dẫn
    • Kiến thức
    • Nhà hàng chay
  • Sức khỏe & đời sống
    • Chữa bệnh
    • Kiến thức phổ thông
    • Nghệ thuật sống
  • Thư viện phật pháp
    • Phim
    • Thơ
    • Tranh ảnh
    • Truyện
  • Đạo cụ - pháp khí
SỰ KIỆN
Ngày Vía Phật Thích Ca thành Đạo
Ngày Vía Phật A Di Đà
NGÀY VÍA ĐỨC DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI
NGÀY VÍA ĐỨC BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Bắc Ninh: Lễ hội chùa Dâu
Đại lễ Phật Đản 2018
Hội chùa Hóa Long
GMT+7 09:32

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

Đăng bởi Biên Nguyễn
May/15/ 2018

Với ý nghĩa không gian văn hóa là vị trí tọa độ xác định hiện tượng văn hóa hay tổ hợp văn hóa đó trong mối quan hệ với các hiện tượng  văn  hóa  khác, thì  tín  ngưỡng  thờ cúng  tổ tiên của người Việt Nam suy cho cùng cũng có ngọn nguồn sâu xa từ  tín ngưỡng sùng bái người đã mất của cư dân Đông Nam Á. Cùng với thời gian và sự giao lưu văn hóa, cư dân Việt đã tích hợp thêm các yếu tố Nho-Phật-Đạo sẵn có trong xã hội để tạo nên một loại tín ngưỡng khá độc đáo có thể coi là bản sắc của văn hóa Việt, đạo Ông Bà.

Từ tín ngưỡng sùng bái người đã mất của cư dân Đông Nam Á…
Từ quan niệm vạn vật hữu linh, cư dân Đông Nam Á cho rằng mỗi người sinh ra đều có một nhóm hồn ma nhất định. Mỗi một dân tộc có quan niệm khác nhau về số lượng hồn của mỗi người. Theo người Thái, mỗi người có tới 120 hồn, khi chết đi những hồn đó đều biến thành Phỉ (ma). Người Mường nghĩ rằng có 90 hồn, người Khơ me thì nói có 9 hồn. Các dân tộc miền núi Mindanao (Philippines) thì cho rằng mỗi người đều có hai hồn: hồn trái, hồn phải; hồn trái có thể tự do lìa khỏi xác còn hồn phải thì không; sau khi con người qua đời, hồn trái trở thành  ma ác, hồn phải trở thành  ma lành. Trong quan niệm của người Dyak (Indonesia) không gian được chia thành năm tầng trời, trong đó tầng thứ ba là nơi ngụ cư của linh hồn những người đã mất.

Hồn theo  quan  niệm của cư dân  Đông Nam Á có quan hệ mật thiết với cuộc đời mỗi con người. Nếu hồn lìa khỏi xác thì con người sẽ chết. Nhưng chết không có nghĩa là hết mà là sự trở về với thế giới tổ tiên, thế giới vĩnh hằng của linh hồn mãi mãi bất diệt. Do vậy, người chết vẫn có thể thường xuyên đi về phù hộ chở che cho những người thân yêu nơi dương gian. Quan niệm này là cơ sở ra đời của tín ngưỡng thờ cúng người đã mất mà trước hết là thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Việc làm này vừa có ý nghĩa nhớ về cội nguồn, biết ơn bậc sinh thành, bậc tiền nhân vừa thể hiện ước mong tổ tiên phù hộ độ trì cho cuộc sống của con người. Cho nên đây là một nét đẹp văn hóa của nhiều nước Đông Nam Á.

Có một điều khá đặc biệt ở tục thờ cúng tổ tiên là ngay cả khi các tôn giáo từ Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây… đã ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á, thì tục thờ cúng tổ tiên cũng không bị lãng quên. Ví như ở đảo Bali (Indonesia) cho dù Ấn Độ giáo cực kỳ phát triển, người dân bản địa vừa thờ cúng thần Siva vừa thờ cúng ông  bà  tổ  tiên. Ở Philippines, những  người  Katigan, Vizaya, Iloki… vẫn thờ cúng tổ tiên trong nhà mặc dù họ là những người Cơ Đốc giáo thực thụ. Thậm chí cả người dân Môrô – dân tộc sùng bái Hồi giáo hơn ai hết – cũng vẫn coi trọng thờ cúng tổ tiên ở trong nhà. Riêng người Việt Nam dù không theo tôn giáo hay theo bất kỳ một tôn giáo ngoại lai nào thì gian chính giữa của ngôi nhà bao giờ cũng để thiết trí bàn thờ tổ tiên và hương khói không bao giờ tắt vào những ngày sóc vọng, lễ tết trong năm. Đấy chính là cách thức con người Việt Nam nói riêng, người Đông Nam Á nói chung bày tỏ lòng thành của mình tới tổ tiên, ông bà để làm tròn chữ hiếu ở đời.

Cũng là tín ngưỡng sùng bái người đã mất, phải kể đến  tục thờ Thành hoàng, các vị anh  hùng  dân  tộc, những  người sáng lập ra bộ lạc bộ tộc…Tục này phổ biến không  chỉ ở Việt Nam mà có ở tất cả các nước Đông Nam Á.

Như vậy, nếu xác định vị trí tọa độ không gian văn hóa thì tín ngưỡng  thờ cúng tổ tiên của người Việt có chung quan điểm với cư dân Đông Nam Á. Tuy nhiên, theo  quan  niệm của người Việt, tổ tiên trước hết  là những người cùng huyết thống như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ… là nguồn gốc sinh ra bản thân chúng ta.

“Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Người ta nguồn gốc từ đâu
C
ó cha có mẹ rồi sau có mình”.

Tổ tiên cũng có thể mở rộng ra là những  người có công tạo dựng  nên cuộc sống hiện tại của một cộng đồng như các vị Thành hoàng, các tổ nghề, những người có công bảo vệ xóm làng, quê hương, đất nước khỏi nạn ngoại xâm như Trần Hưng Đạo đã được dân ta suy tôn thành bậc “cha” được cúng giỗ vào tháng Tám hàng năm “Tháng Tám giỗ cha”. Rộng hơn nữa, khi chỉ duy nhất dân tộc Việt Nam mới có hiện tượng thờ cúng Quốc tổ – Vua Hùng Lạc Long Quân và Quốc mẫu Âu Cơ.

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng Ba”.

Giỗ tổ Hùng Vương cùng  với lễ hội đền  Hùng trở thành quốc lễ từ thời vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497) và nay vẫn tiếp tục được công nhận là quốc lễ. Hàng năm, lãnh đạo cấp cao của đất nước thay mặt quốc dân đồng bào dâng hương thành kính trước bậc Quốc tổ để tiếp nối truyền  thống  tốt  đẹp “uống nước nhớ nguồn” tự bao đời nay của dân tộc ta.

Thật vậy, con người ai cũng có xác thân, đó là cơ sở vật chất để sự sống tồn tại. Thân xác đó không thể tự nhiên hình thành mà do cha mẹ di truyền. Đến lượt ta, ta lại trao truyền sự sống cho con. Thành ra sự sống là một dòng liên tục! Sinh huyết chảy mãi không ngừng từ “vô thủy đến vô chung”, nên sống phải biết tri ân. Sống phải biết ơn ông, bà, cha mẹ, tổ tiên đã cho ta sự sống diệu kỳ. Vì thế, người Việt Nam thật may mắn khi có chung một Tổ để hướng về; có chung một vùng đất tổ để nhớ nhung; có chung  một đền thờ tổ để tri ân đến muôn đời. Đấy là đạo lý của con người Việt Nam, không phải dân tộc nào cũng có.

Khi thờ cúng tổ tiên, người Việt Nam rất coi trọng ngày kỵ giỗ tức là ngày mất được tính theo âm lịch. Vào ngày giỗ hoặc các ngày sóc, vọng, lễ, Tết, việc hương khói được chăm chút đều đặn. Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ, gả chồng cho con cái, làm nhà, thi cử… người Việt đều thành tâm thắp nén hương thơm để khấn báo với tổ tiên và cầu mong tổ tiên phù hộ cho mọi việc thuận  buồm xuôi gió. Sở dĩ có những hành động đó bởi người Việt Nam luôn có niềm tin rằng giữa người sống và người đã mất có một sợi dây liên kết mật thiết với nhau và hỗ trợ nhau. Con cháu thì giữ gìn đạo đức, kính cẩn thờ cúng khấn báo tiền nhân. Tổ tiên lại chở che, dẫn dắt hậu thế, nên việc cúng giỗ là giây phút giao hòa giữa âm với dương một cách linh thiêng mầu nhiệm. Không hiếm những gia đình Việt hiện nay vẫn còn giữ tục gieo đồng tiền âm dương để nhận được những lời mách bảo của tổ tiên từ thế giới vĩnh hằng.

Đối với người Việt, bàn thờ tổ tiên luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất của ngôi nhà. Ngôi nhà dù có chật chội thế nào cũng có một ban nhỏ để bát hương, bài vị cùng những đồ thờ cúng như quả bồng bày mâm ngũ quả, đài nước, chân nến, đèn dầu, lư hương, độc bình, ống hương… Mỗi lần dâng lễ có thể là đĩa hoa tươi, chén nước trắng, có điều kiện thì dâng thêm đĩa hoa quả, ít tiền vàng. Khi tuần hương tàn, người ta đốt tiền vàng rồi lấy chén nước cúng hay chén rượu vẩy lên làm phép để tổ tiên được hưởng lễ. Những giây phút hương trầm lan tỏa trong mỗi gia đình Việt là lúc tạo ra không khí linh thiêng, ngưỡng vọng, mọi người đều cảm thấy thư thái, ấm áp.

Vì coi trọng thờ cúng tổ tiên mà người Việt Nam rất cẩn thận trong việc tang ma, mồ mả “Sống vì mồ vì mả, không ai sống vì cả bát cơm”. Mọi gia đình đều cố gắng xây cất mồ mả tổ tiên thật cao ráo, kiên cố và coi đó là bổn phận, nghĩa vụ của lớp hậu sinh. Hàng năm, mỗi dịp Thanh minh trong  tiết tháng  Ba tất cả các “đinh” trong một họ tụ tập tại từ đường, hay nhà trưởng họ để đồ xôi, luộc thịt chuẩn bị ra nhận mồ mả ông bà: quét tước, dọn cỏ, đắp thêm đất và mời tổ tiên về nhà hưởng lễ. Đây là lúc người ta nhận nguồn cội, nhận anh em họ hàng tạo nên mối dây đoàn kết đặc biệt.

… đến sự tích hợp với các yếu tố Nho-Phật- Đạo trong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

Trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam có một vài  đặc điểm khác so với các tộc người ở khu vực bởi có sự tích hợp thêm các yếu tố Nho-Phật-Đạo.

Từ cái nền Nho giáo coi trọng vai trò của người nam giới trong gia đình mà dân tộc ta có biểu hiện của chế độ phụ hệ. Từ đây hình thành nên nhà thờ đại tông, nhà thờ tư chi đều thờ cùng một thống hệ thuộc về người cha. Ví dụ như người đàn bà họ Lê lấy chồng họ Nguyễn thì được con cháu thờ cúng ở nhà họ Nguyễn chứ không được thờ cúng bên họ Lê. Cha mẹ ông bà tổ tiên của người đàn bà ấy đã có họ Lê thờ và không bao giờ được thờ bên họ Nguyễn (trừ một vài trường hợp đặc biệt). Người nào không có con trai, nếu có một hay nhiều con gái thì các con rể cũng không thiết lập bàn thờ cha mẹ vợ ở nhà của mình. Âu đây cũng là quan niệm để đảm bảo dòng chảy huyết tộc luôn được mãi mãi và không bị pha trộn.

Cũng theo quan niệm Nho giáo thì sự thờ cúng tổ tiên của người Việt luôn luôn phải theo dòng trưởng. Tức là việc kế thừa sự hương hỏa dòng họ bao giờ cũng ưu tiên cho người con trai trưởng rồi cháu trai đích tôn. Điều này đã trở thành một quy định bất di bất dịch từ bao đời nay.

Phật giáo vốn là một tôn giáo lớn ở nước ta và có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của con người nhất là ở các làng xã. Không biết từ bao giờ khi bắt đầu cầu khấn một điều gì trước bàn thờ ông bà tổ tiên thì câu cửa miệng của mỗi người là “Nam-mô A-di-đà Phật”. Giải thích điều này chỉ có thể lý giải từ niềm mong mỏi của con cháu là tổ tiên sớm được siêu thoát đến cõi Cực lạc để rồi giúp con cháu được an lành trong cuộc sống còn lắm lo toan.  Như vậy, tục thờ cúng tổ tiên của người Việt suy cho cùng cũng bắt nguồn từ những tinh túy của văn hóa Phật giáo khuyên con người ta lương thiện để sớm được siêu sinh.

Từ Đạo giáo mà tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của ta cũng mang tính thần thánh. Mỗi dịp cúng lễ gia tiên, nhất là ở các từ đường  dòng  họ, vẫn còn hiện tượng gieo đồng tiền âm dương để nhận biết được suy nghĩ của người đã mất khi hưởng lễ là vui hay buồn, đồng ý hay không đồng ý. Hay như hiện tượng nhập đồng, ốp đồng vào những kỳ làm lễ 49 ngày theo quan niệm của cư dân Việt cũng nhuốm màu Đạo giáo sâu sắc. Sự tích hợp này đứng ở góc độ nào đó là mê tín dị đoan nhưng nó lại nói lên việc thờ cúng tổ tiên ở người Việt là một hành  động  vô cùng thiêng  liêng và linh ứng; đồng  thời cũng biểu hiện luôn tình cảm tiếc thương của con cháu đối với ông bà cha mẹ.

Tín ngưỡng  thờ  cúng  tổ  tiên  của  người Việt Nam không  hẳn  mang  tính duy nhất  trong  khu vực Đông Nam Á mà nó cũng phát triển từ một dòng chảy chung là tín ngưỡng sùng bái người đã mất. Tuy nhiên, do yếu tố truyền thống, yếu tố giao lưu tích hợp của văn hóa Việt mà biểu hiện của tín ngưỡng này có sự khu biệt nhất định. Điển hình nhất là sự pha trộn ba sắc thái của Nho- Phật-Đạo khiến tục thờ cúng này vừa mang tính chất tín ngưỡng dân gian, bản địa vừa mang tính tôn giáo thiêng liêng và ăn sâu trong tâm thức người dân Việt Nam. ■

tuc-tho-cung

CHIA SẺ
Facebook
Google +
Twitter
Pinterest
Bài viết tương tự:
  • Hương xuân mùi Tết (2018-05-15 20 17:27:18)
  • Mừng tuổi và chúc thọ (2018-05-15 20 17:20:44)
Bài viết cùng tác giả:
  • Pháp hành căn bản cho hàng Phật tử (2018-05-15 20 16:58:01)
  • Ý nghĩa cầu nguyện trong đạo Phật (2018-05-15 20 16:59:50)
  • Ý nghĩa hồng danh sám hối (2018-05-15 20 17:03:07)
  • Suy nghiệm lời Phật: Nói dễ, làm khó (2018-05-15 20 17:04:40)
  • Kẻ nghèo & bất hạnh nhất (2018-05-15 20 17:05:58)
  • Bánh ít nếp lứt nhân đậu đỏ (2018-05-15 20 17:07:54)
  • Đậu hũ kho nấm đùi gà đơn giản mà ngon (2018-05-15 20 17:11:44)
  • Cách nấu mì Quảng chay ngon, đậm đà (2018-05-15 20 17:13:49)
  • Đậu hũ bao bố nấm rơm (2018-05-15 20 17:16:24)
  • Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt (2018-05-15 20 17:18:53)

Giảng sư

  • Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh( 0)
  • HT Thích Thanh Từ( 3)
  • HT Thích Từ Thông( 1)
  • ĐĐ Thích Chiếu Khánh( 10)

Tin phật sự

THÔNG TRI VỀ VIỆC THÍNH PHÁP VÀ TU HỌC ONLINE

THÔNG TRI VỀ VIỆC THÍNH PHÁP VÀ TU HỌC ONLINE

Apr 09, 2020
MỘT NGÀY TU DÃ NGOẠI AN LẠC CỦA ĐẠO TRÀNG HẢI GIÁC

MỘT NGÀY TU DÃ NGOẠI AN LẠC CỦA ĐẠO TRÀNG HẢI GIÁC

May 31, 2019
Tết tri ân

Tết tri ân

Mar 04, 2019
Chùa Quảng Minh tổ chức Lễ tưởng niệm ngày đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành đạo

Chùa Quảng Minh tổ chức Lễ tưởng niệm ngày đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành đạo

Feb 12, 2019
Chùa Ứng Cúng tổ chức Lễ Quy Y và Phát nguyện nhân kỷ niệm Vía Đức Phật thành đạo (PL 2563 - DL 2019)

Chùa Ứng Cúng tổ chức Lễ Quy Y và Phát nguyện nhân kỷ niệm Vía Đức Phật thành đạo (PL 2563 - DL 2019)

Jan 23, 2019

LỊCH HOẰNG PHÁP

LỊCH HOẰNG PHÁP  CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH CHIẾU KHÁNH THÁNG 4 ÂM LỊCH  (NHUẬN) NĂM MẬU TÍ (2020)

LỊCH HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH CHIẾU KHÁNH THÁNG 4 ÂM LỊCH (NHUẬN) NĂM MẬU TÍ (2020)

LỊCH HOẰNG PHÁP  CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH CHIẾU KHÁNH THÁNG 8 ÂM LỊCH  NĂM KỶ HỢI (2019)

LỊCH HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH CHIẾU KHÁNH THÁNG 8 ÂM LỊCH NĂM KỶ HỢI (2019)

LỊCH HOẰNG PHÁP  CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH CHIẾU KHÁNH THÁNG 4 ÂM LỊCH  NĂM KỶ HỢI (2019)

LỊCH HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH CHIẾU KHÁNH THÁNG 4 ÂM LỊCH NĂM KỶ HỢI (2019)

GÓP NHẶT CÔNG ĐỨC

Tâm nguyện trùng kiến Chùa Quảng Minh

Tâm nguyện trùng kiến Chùa Quảng Minh

Oct 29, 2018

VIdeo ĐĐ.Thích Chiếu Khánh

Xây dựng niềm tin-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Ý nghĩa việc cúng dường trai tăng và dâng y-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Ý nghĩa việc cúng dường trai tăng và dâng y-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Hóa giải hờn giận-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Hóa giải hờn giận-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Tháng 7, ngày tự tứ-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Tháng 7, ngày tự tứ-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Xây dựng niềm tin-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Xây dựng niềm tin-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Lắng nghe và giải thoát

Lắng nghe và giải thoát

Dec 20, 2018
Quyến thuộc Bồ Đề - Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Quyến thuộc Bồ Đề - Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Oct 29, 2018
Dừng lại_ĐĐ Thích Chiếu Khánh

Dừng lại_ĐĐ Thích Chiếu Khánh

Oct 29, 2018
Tâm nguyện trùng kiến Chùa Quảng Minh - Đại Đức Thích Chiếu Khánh

Tâm nguyện trùng kiến Chùa Quảng Minh - Đại Đức Thích Chiếu Khánh

Jun 01, 2018
SỰ CẢM HÓA CỦA ĐỨC PHẬT - ĐẠI ĐỨC THÍCH CHIẾU KHÁNH

SỰ CẢM HÓA CỦA ĐỨC PHẬT - ĐẠI ĐỨC THÍCH CHIẾU KHÁNH

May 28, 2018

Video bài giảng mới

Xây dựng niềm tin-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Xây dựng niềm tin-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Xây dựng niềm tin-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Ý nghĩa việc cúng dường trai tăng và dâng y-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Ý nghĩa việc cúng dường trai tăng và dâng y-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Hóa giải hờn giận-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Hóa giải hờn giận-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Tháng 7, ngày tự tứ-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Tháng 7, ngày tự tứ-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Trách mình trước khi trách người-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Trách mình trước khi trách người-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Tháng năm




Tháng
Ngày
Giờ
Sự kiện

Thống kê mạng xã hội

  • facebook
    0 fans
  • twitter
    0 followers
  • google+
    0 followers
  • Youtube
    9 Subscribers
  • vimeo
    0 followers
  • pinterest
    0 followers
5
pháp học và đời sống
6
3
Giáo hội phật giáo Việt Nam
5
2
vnexpress
Thế giới di sản
dantri.com.vn

Liên hệ chúng tôi

CHÙA ỨNG CÚNG

Địa chỉ: số 1/140B - Ấp Đình - Tân Xuân - Hóc Môn - TPHCM

Chịu trách nhiệm nội dung: Admin anhtuquang.vn

Bài viết và thư từ liên hệ xin quý vị gởi về địa chỉ

Email:anhtuquang.com@gmail.com

Liên kết nhanh

  • Ẩm thực chay
  • Đạo cụ - pháp khí
  • Pháp âm
  • Sức khỏe & đời sống
  • Văn hóa - nghệ thuật

Liên kết hữu ích

  • Nhà hàng chay
  • Kinh tụng
  • Nhạc thiền
  • Thính pháp
  • Nghệ thuật sống
  • Chia sẻ yêu thương
  • Tin phật sự

Văn hóa nghệ thuật

  • Phim
  • Thơ
  • Tranh ảnh
  • Truyện
  • Tùy bút

 

 

 

© Design by: Thiết kế web đẹp