• Lịch giảng, thuyết Pháp
  • Ẩm thực chay
    • Hướng dẫn
    • Kiến thức
    • Nhà hàng chay
  • Đạo cụ - pháp khí
    • Pháp âm
  • Kinh tụng
  • Nhạc thiền
  • Thính pháp
  • Sự kiện
  • Sức khỏe & đời sống
    • Chữa bệnh
    • Kiến thức phổ thông
    • Nghệ thuật sống
  • Tin tức
    • Chia sẻ yêu thương
    • Tin phật sự
  • Văn hóa - nghệ thuật
    • Sách nói
    • Phim
    • Thơ
    • Tranh ảnh
    • Truyện
    • Tùy bút
  • Video
  • Sign Up
  • Login
menu bar
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Lịch giảng, thuyết Pháp
    • Tin phật sự
  • Pháp âm
    • Kinh tụng
    • Nhạc thiền
    • Thính pháp
    • Sách nói
  • Ẩm thực chay
    • Hướng dẫn
    • Kiến thức
    • Nhà hàng chay
  • Sức khỏe & đời sống
    • Chữa bệnh
    • Kiến thức phổ thông
    • Nghệ thuật sống
  • Thư viện phật pháp
    • Phim
    • Thơ
    • Tranh ảnh
    • Truyện
  • Đạo cụ - pháp khí
SỰ KIỆN
Ngày Vía Phật Thích Ca thành Đạo
Ngày Vía Phật A Di Đà
NGÀY VÍA ĐỨC DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI
NGÀY VÍA ĐỨC BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM
Bắc Ninh: Lễ hội chùa Dâu
Đại lễ Phật Đản 2018
Hội chùa Hóa Long
GMT+7 08:24

Sức Khỏe và Tuổi Thọ Con Người Qua Lăng Kính Phật Giáo

Đăng bởi Biên Nguyễn
May/16/ 2018

Từ cổ xưa, sức khoẻ và sự sống lâu đã là một vấn đề được hết thảy mọi người quan tâm và mơ ước. Ngày nay, đời sống càng phát triển, người ta càng khát khao cháy bỏng được mạnh khoẻ, được sống lâu. Nhưng làm thế nào để được mạnh khoẻ và sống lâu?

Theo khoa học, vấn đề quan trọng nhất là bảo vệ môi trường sống, vệ sinh thực phẩm và biết tiết chế, điều độ trong ăn uống.

Chúng ta biết rằng, khoa học ra đời là để phục vụ nhu yếu của con người, nhằm giúp con người sống vui, sống khoẻ và sống lâu. Đó là mục đích và nhiệm vụ thiêng liêng mà các nhà khoa học từ thế hệ này sang thế hệ khác theo đuổi. V

Văn minh máy móc, sự phát kiến thiên văn, địa lý... và sự tiện nghi vật dụng vốn từng được ngỡ là sẽ đem đến hạnh phúc cho nhân loại; nhưng ngày nay, nó đã cho thấy nhiều vấn đề đáng quan ngại của nó. Họ đã bế tắc và chỉ còn cách hướng về Phương Đông, nhất là về đời sống và sinh hoạt của Phật giáo, để mong tìm ra lối giải quyết thích đáng. Và thực sự là Phật giáo đã không phụ niềm tin, hy vọng của họ.

Theo Phật giáo, cơ thể con người là sự phối hợp bất khả phân ly của yếu tố vật lý và tâm lý. Trong đó, Phật giáo chú ý nhiều hơn đến tinh thần, thứ mà nhà Phật gọi là “tâm”. Nhiều Kinh điển Phật giáo đề cập đến phương pháp chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ tuổi thọ con người nhưng ở đây, chúng ta giới thiệu một vài phương pháp quen thuộc và cơ bản nhất.

1. Bảo Dưỡng Tâm Trí:

Duy thức học Phật giáo nói: “Tất cả đều do tâm tạo” để nhấn mạnh vai trò của tâm trong việc quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của các hiện hữu trong nội tâm cũng như ngoại giới. Cho nên, nếu trạng thái tâm lý không tốt thì dù có ăn uống bao nhiêu cũng vô ích. Ăn là để nuôi phần xác của thân; bảo dưỡng tâm trí là để nuôi phần hồn của thân. Con người muốn khỏe mạnh và sống lâu thìphải chăm sóc cả hai mặt là thể chất và tâm hồn,phải luyện tập, bảo dưỡng cho cả thân xác và thần trí.

Kinh Pháp Cú dạy: “Sung sướng thay chúng ta sống không thù oán giữa những người thù oán. Giữa những người thù oán ta sống không oán thù. Sung sướng thay chúng ta sống không tật bệnh giữa những người tật bệnh. Giữa những người tật bệnh ta sống không tật bệnh.” Nghĩa là, đối với tâm trí, đối với thân thể, khi người ta yêu đời, khi ta không thù hận thì đời sống sẽ trở nên lạc quan, thoát khỏi được sầu bi, chán nản. Chính sự lạc quan đó đã đem lại cho tinh thần sự minh mẫn, sáng suốt, và thể chất lành mạnh.

Thực tế cho thấy, chăm sóc bản thân không phải là hành vi vị kỷ. Bởi vì, chấp thủ để được thỏa mãn hoàn toàn khác hẳn với sự săn sóc bản thân mình. Nếu không có lòng Từ bi, thì tư tưởng và hành động sẽ dựa trên lòng tham nhằm mục đích thỏa mãn vị kỷ. Tâm trí cũng vì vậy mà rối ren bao nỗi âu lo.

 Lòng vị kỷ không phải là cách tô bồi bản ngã mà là một sự phá hoại tâm trí đáng sợ. Thế nên, lòng Từ bi chân thực lại là cái đối trị bản ngã, là nước mát tưới tẩm cho tâm. Lòng Từ bi là chiếc cầu nối, là cơ sở tâm linh của hòa bình, còn bản ngã là cái chướng ngại tuy nó luôn tỏ ra là mìnhthông minh và khôn khéo, nhưng thật ra là nó hủy hoại tâm trí chúng ta, cuộc sống của chúng ta.

Mỗi khi chúng ta chiêm nghiệm sâu sắc nỗi khổ đau và cô đơn của chúng ta, chúng ta dễ liên tưởng đến nhiều người khác trên thế giới bằng những cảm xúc tương tự. Chúng ta thấy những điều kiện tạo ra nỗi khổ đau ấy cứ tái diễn mãi không những trong một đời này mà còn trong nhiều đời.

Mỗi khi cảm nhận tất cả những điều ấy, sự cảm thông giữa chúng ta và những người khác tự nhiên nảy sinh một cảm xúc yêu thương, và chúng ta sẽ không còn đối xử tồi tệ với người khác nữa. Chúng ta hiểu dễ dàng hơn các vấn đề của họ, và cũng như chúng ta dễ học cách chữa trị tâm bệnh cho chúng ta. Con người nhờ có cái nhìn rất tâm lý đó mà nảy sinh ra ý niệm vui vẻ cho bản thân và cho cả mọi người.

 Khi chúng ta đến với nhau một cách thân thiện, ấm áp, thì không còn phải lo lắng và phòng vệ nữa. Một khi con người đến được với nhau bằng tâm lý cởi mở và yêu thương nhau như thế, thì chúng ta tin tưởng rằng, thế giới này là thế giới hòa bình, không bệnh tật.

2. Hành Trì Tam Quy Ngũ Giới :

Cuộc sống là một sự liên đới bởi tất cả đều có sự điều động của nhân quả. Sở dĩ con người khổ đau, mang nhiều bệnh tật, mạng sống ngắn ngủi là do tội lỗi của thân, miệng, ý; hay nói khác hơn là do đời sống không biết quy hướng về nẻo chánh.

Nên biết, hành trì Tam quy (quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng) là quy hướng chơn chánh, thọ trì Ngũ giới là tránh hoạ cho thân, khẩu, ý. Cho nên Tam quy Ngũ giới chính là con đường tu dưỡng thân tâm một cách trọn vẹn và hiểu biết. Vì vậy, đối với vấn đề sức khoẻ và tuổi thọ con người, nó không những có giá trị thiết thực mà còn có tính chất quyết định nữa.

Chúng ta tin tưởng rằng, nếu ai đã phát nguyện quy y Tam Bảo với lòng thiết tha, chánh tín về cả sự lẫn lý thì cuộc sống sẽ được an vui, ngày đêm không phải lo âu sợ hãi. Mỗi khi không còn bận tâm lo sợ nữa thì tâm hồn thoải mái, thảnh thơi, bệnh tật sẽ tiêu tan, sức sống lại dồi dào và vững tin đi vào cuộc sống.

Vẫn biết rằng, ngũ giới mới chỉ là những giới căn bản hướng dẫn cho người mới vào đạo, nhưng nó là nền tảng rất căn bản. Khái niệm năm giới (Pãncasila) được Đức Phật Thích Ca tuyên bố cách đây gần ba ngàn năm. Thế nhưng hiện nay, vào những năm đầu của thế kỷ XXI, tinh thần này vẫn là chuẩn mực tốt đẹp cho tất cả các mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người và xã hội, con người và bản thân mình.

Khó tìm ra một hệ thống đạo đức nào hoàn thiện hơn và phổ biến hơn năm giới.Hòa Thượng Nhất Hạnh dạy: “Năm giới là nền tảng cho một cuộc sống có hạnh phúc và có chí hướng vị tha, có năng lực bảo vệ sự sống và làm đẹp cho cuộc đời… Năm giới là nền tảng của hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc của gia đình và của xã hội. Học hỏi thực hành theo năm giới, ta sẽ đi đúng con đường chánh pháp, ta sẽ tránh được những lỗi lầm khổ đau, sợ hãi và thất vọng, ta sẽ xây dựng an lạc hạnh phúc cho ta, cho gia đình và đóng góp vào phẩm chất an lạc và hòa bình cả xã hội.”

Đúng vậy, trong cuộc sống hiện đại và văn minh như hiện nay, nếu con người không hành trì đúng theo năm giới thì cuộc sống sẽ vấp phải vô vàn khó khăn, phải đối đầu với sự tàn bạo, chết chóc, lường gạt, rượu chè, cờ bạc…

Bởi vậy, cần phải ý thức để điều chỉnh cuộc sống được cân bằng trên bình diện tương đối, để loại trừ những tệ nạn luôn rình rập con người trong cuộc sống hiện đại. Để loại trừ những tệ nạn đó, năm giới phải được xem là vũ khí tiên phong. Chỉ có áp dụng năm giới thì con người mới tận hưởng được hạnh phúc của những gì mình có.

Năm giới có tính chất quyết định cuộc sống bình an cho mỗi cá nhân, gia đình, tập thể. Nếu mỗi con người sống trong xã hội ai cũng đều thực hành theo ngũ giới mà Đức Phật đã đề ra thì chắc chắn sự sống của mỗi chúng ta rất vững vàng, khỏi lo âu, ít bệnh tật, cuộc sống kéo dài.

3. Thanh Tịnh Tâm Ý:

Muốn có sức khỏe và sống lâu, con người cần phải giữ tâm thanh tịnh trong mọi hoàn cảnh, trong mọi tư duy, hành động, trong mọi cử chỉ, đi, đứng, nằm, ngồi; nói gần hơn là chúng ta luôn chánh niệm từng hơi thở. Những vấn đề được đặt ra ở đây không gì khác hơn ngoài pháp môn thiền định, vì thực hành thiền để điều chỉnh sức khỏe và tinh thần, đó là phương pháp đã có trước khi Đức Phật ra đời. Pháp này tiếp tục phát huy và tồn tại đến ngày nay dưới hình thức yoga, tức là phương pháp dưỡng sinh giúp cho con người rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn, bình tĩnh, thoải mái hơn.

Trong cuộc sống rối ren, sôi động của thời hiện đại này thì cái bình thường nhất mà pháp hành thiền đem lại là làm giảm nhẹ sự căng thẳng hay sự ô nhiễm tinh thần do chính con người gây ra. Có thể nói, thiền đã giúp được con người ở thời đại ngày nay đạt được những ước mong như cơ thể khỏe mạnh, tinh thần bình ổn, trí tuệ sáng suốt.

Vì vậy, thiền đang hiện hữu như người bạn thân quen của mọi người ở khắp mọi nơi, trong mọi hình thức sinh hoạt đời thường. Không ai có thể phủ nhận vì nó đóng vai trò rất quan trọng, nó đang mang lại lợi ích lớn lao cho đời sống tâm, sinh lý của mọi người trên trái đất này. Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội nói “- Người tu tập Thiền định đúng pháp sẽ cảm thấy thân tâm thanh tịnh, an ổn....không còn bị ham muốn, sân hận làm cho khổ não, tâm thức trở nên trong sáng phi thường, cốt cách người trở nên trầm lặng, an ổn”.

Thiền đã đem lại sự thanh tịnh nội tâm cho con người, chế ngự được sự chao đảo của tâm hồn mà con người thời nay đang rơi vào khủng hoảng. Hiện nay, con người thường chạy theo tiền tài vật chất, quyền uy, thế lực để đoạt lợi cho riêng mình. Bằng những trí óc tưởng tượng thông minh, bằng sự nhạy cảm của thời đại, con người đã tạo ra những máy móc vô cùng tinh xảo để giảm bớt lao động chân tay, đạt tới tự động hóa đối với những hoạt động của đời sống hàng ngày.

 Khi sự tiến bộ khoa học kỹ thuật lên cao thì đạo đức con người càng tha hóa, đó là mặt trái của sự tiến bộ đơn thuần thụ hưởng vật chất; đó là kết cục bi thảm của nền văn minh Tây Phương, một nền văn minh luôn sống hướng ngoại, quá thiên về vật chất và hưởng thụ. Từ đây làm nảy sinh một mẫu người với tâm lý sống lệch lạc, mất cân bằng. Vì thế, để xây dựng một đường hướng ổn định cho tâm lý của mỗi cá thể, chúng ta cần phải đặt ra một sự thanh lọc, gạn đục khơi trong. Đấy là cách thức phải thực tập pháp môn Thiền định trên con đường xây dựng tâm lý trong sáng, hướng đến sự hoàn hảo và các giá trị của một đời người.

4. Tiết Độ Trong Sinh Hoạt:

Tiết độ trong sinh hoạt là một vấn đề cấp bách cho xã hội ngày nay, bởi cách sống hiện đại đã làm xuất hiện rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguồn thực phẩm dồi dào đang đưa đến hiện tượng quá thừa chất dinh dưỡng, đâu đâu cũng thấy người bụng phệ, nặng nề, lại ít hoặc động làm cho cơ bắp bị nhảo, tứ chi yếu ớt. Mọi người quanh năm suốt tháng bận bịu đến tối mắt, ít khi để ý đến sức khỏe của mình.

 Trong một điều kiện sống như vậy, các loại bệnh tật, đặc biệt là bệnh tim, ung thư, cao huyết áp,… ngày một phát triển. Cho đến khi phải đối diện với sự suy kiệt về sức khỏe của mình, người ta mới hốt hoảng cầu cứu. Đấy là do con người thiếu sự điều tiết về tinh thần và sinh lý trong sinh hoạt hằng ngày. Bởi vậy, hằng ngày, chúng ta cần phải loại trừ lòng tham vô độ luôn ẩn náu trong tâm và loại trừ những căn bản phiền não chi phối cuộc sống, phải bằng lòng chấp nhận thực tế cuộc sống của mình và sống tri túc.

 Nói cách khác, ta nên sống với khả năng, phước báo mình có và nghiệp báo mình đã tạo. Chúng ta không nên quá mong cầu ngoài khả năng mình, làm được cái gì thì hưởng cái đó, không lo âu vất vả, không dùng mọi thủ đoạn chiếm hữu để tư lợi. Đó là điều cần thiết để chế ngự bản thân. Chúng ta phải hài hòa tư tưởng và việc làm hằng ngày, như lao động, ăn uống, nghỉ ngơi và tập thể dục.

Chúng ta sẵn có mọi khả năng để sống khỏe mạnh và hài hòa, chỉ vì không biết vận dụng để điều hòa cuộc sống nên chúng ta chỉ sống trong sự tham muốn không biết đủ, để rồi luôn chạy theo nhu cầu của xã hội. Nhu cầu của xã hội thì không biết chừng nào mới thỏa đáng cho chúng ta.

 Chúng ta luôn cảm thấy cần thiết phải có cái gì đó để thỏa mãn cái tôi. Vì chúng ta thiếu tự tin, chưa tỉnh giác được nên cần phải có sự hỗ trợ từ những nhu cầu bên ngoài, từ những tri thức hay phương tiện vật chất. Mỗi khi không có được những cái đó, chúng ta cảm thấy cô đơn, hụt hẫng và lo âu, làm tiêu hao hết năng lượng trong thân của chúng ta. Khi năng lượng tiêu hao hết thì thân thể suy sụp, ý chí thất vọng và tuổi thọ cũng giảm theo.

Phải nói rằng, sức khỏe và tuổi thọ là vấn đề cấp bách, nóng bỏng. Do đó, chúng ta cần phải áp dụng những phương pháp đã đề ra để duy trì được sức khỏe và bảo tồn sự sống. Cuộc sống thời đại ngày nay chỉ chạy theo vật chất và nặng nề bởi lối tư duy hữu ngã, con người đã phủ nhận hoặc đã bỏ quên nhu cầu đời sống nội tâm, luôn tìm cầu hướng ngoại. Họ đề cao tôn thờ chủ nghĩa vật chất. Chính chủ nghĩa vật chất đã khơi dậy ngọn lửa dục vọng của con người cao độ, dẫn đến những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, bệnh AIDS, mại dâm, tuổi trẻ phóng túng, côn đồ, v.v.

Với giáo lý Duyên khởi, vô ngã, Tứ diệu đế, Nhân quả Nghiệp báo, Tứ vô lượng tâm,… Phật giáo đã cống hiến cho con người những liều thuốc có giá trị thiết thực, những liều thuốc mà chúng ta không cần tốn đồng nào cả nhưng lại có hiệu quả cao. Tại sao chúng ta dám khẳng định như vậy? Chúng sanh có “tám vạn bốn ngàn” căn bệnh thì Đức Phật đã chế ra đủ tám vạn bốn ngàn liều thuốc để điều trị. Tuy con người có rất nhiều bệnh nhưng chung quy chỉ gồm trong hai loại, đó là thân bệnh và tâm bệnh. Trong đó, thân bệnh chưa quan trọng lắm, bởi ngành khoa học hiện đại có khả năng điều trị một cách dễ dàng, nhưng tâm bệnh là thứ bệnh khoa học phải bó tay bất lực và cũng chính tâm bệnh đó nảy sinh thân bệnh.

Để có một cuộc sống hạnh phúc không bệnh tật và tuổi thọ được dài lâu, con người cầnphải có trách nhiệm bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Cần phải chung sức chung lòng bảo vệ môi trường xanh, tươi, sạch, đẹp, phải loại trừ những độc tố ích kỷ hẹp hòi, tham lam, giận dữ, phải thể hiện tình thương đối với các sự sống khác như đối với chính bản thân mình, xem khổ đau bệnh tật của mọi người như là của chính mình, để sống một đời sống tốt đẹp, cảm thông và cao thượng hơn. Thiết nghĩ, “tội tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nhập”. Con người cần phải nêu cao tinh thần “lợi người lợi mình” để cùng nhau giữ gìn sức khỏe và bảo tồn sự sống.

CHIA SẺ
Facebook
Google +
Twitter
Pinterest
Bài viết tương tự:
  • Phật giáo với bảo vệ môi trường ở Việt Nam (2019-01-09 02 00:29:30)
  • Quan điểm của Phật giáo về sức khỏe tâm thần (2018-05-16 20 08:48:08)
  • Tu trong cuộc sống đời thường (2018-05-16 20 08:45:57)
  • Điều trị bệnh theo quan điểm của Phật giáo (2018-05-16 20 08:43:17)
  • Tập hít thở để ngăn ngừa huyết áp cao (2018-05-16 20 08:42:06)
Bài viết cùng tác giả:
  • Pháp hành căn bản cho hàng Phật tử (2018-05-15 20 16:58:01)
  • Ý nghĩa cầu nguyện trong đạo Phật (2018-05-15 20 16:59:50)
  • Ý nghĩa hồng danh sám hối (2018-05-15 20 17:03:07)
  • Suy nghiệm lời Phật: Nói dễ, làm khó (2018-05-15 20 17:04:40)
  • Kẻ nghèo & bất hạnh nhất (2018-05-15 20 17:05:58)
  • Bánh ít nếp lứt nhân đậu đỏ (2018-05-15 20 17:07:54)
  • Đậu hũ kho nấm đùi gà đơn giản mà ngon (2018-05-15 20 17:11:44)
  • Cách nấu mì Quảng chay ngon, đậm đà (2018-05-15 20 17:13:49)
  • Đậu hũ bao bố nấm rơm (2018-05-15 20 17:16:24)
  • Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt (2018-05-15 20 17:18:53)

Giảng sư

  • Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh( 0)
  • HT Thích Thanh Từ( 3)
  • HT Thích Từ Thông( 1)
  • ĐĐ Thích Chiếu Khánh( 10)

Tin phật sự

THÔNG TRI VỀ VIỆC THÍNH PHÁP VÀ TU HỌC ONLINE

THÔNG TRI VỀ VIỆC THÍNH PHÁP VÀ TU HỌC ONLINE

Apr 09, 2020
MỘT NGÀY TU DÃ NGOẠI AN LẠC CỦA ĐẠO TRÀNG HẢI GIÁC

MỘT NGÀY TU DÃ NGOẠI AN LẠC CỦA ĐẠO TRÀNG HẢI GIÁC

May 31, 2019
Tết tri ân

Tết tri ân

Mar 04, 2019
Chùa Quảng Minh tổ chức Lễ tưởng niệm ngày đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành đạo

Chùa Quảng Minh tổ chức Lễ tưởng niệm ngày đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành đạo

Feb 12, 2019
Chùa Ứng Cúng tổ chức Lễ Quy Y và Phát nguyện nhân kỷ niệm Vía Đức Phật thành đạo (PL 2563 - DL 2019)

Chùa Ứng Cúng tổ chức Lễ Quy Y và Phát nguyện nhân kỷ niệm Vía Đức Phật thành đạo (PL 2563 - DL 2019)

Jan 23, 2019

LỊCH HOẰNG PHÁP

LỊCH HOẰNG PHÁP  CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH CHIẾU KHÁNH THÁNG 4 ÂM LỊCH  (NHUẬN) NĂM MẬU TÍ (2020)

LỊCH HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH CHIẾU KHÁNH THÁNG 4 ÂM LỊCH (NHUẬN) NĂM MẬU TÍ (2020)

LỊCH HOẰNG PHÁP  CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH CHIẾU KHÁNH THÁNG 8 ÂM LỊCH  NĂM KỶ HỢI (2019)

LỊCH HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH CHIẾU KHÁNH THÁNG 8 ÂM LỊCH NĂM KỶ HỢI (2019)

LỊCH HOẰNG PHÁP  CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH CHIẾU KHÁNH THÁNG 4 ÂM LỊCH  NĂM KỶ HỢI (2019)

LỊCH HOẰNG PHÁP CỦA ĐẠI ĐỨC THÍCH CHIẾU KHÁNH THÁNG 4 ÂM LỊCH NĂM KỶ HỢI (2019)

GÓP NHẶT CÔNG ĐỨC

Tâm nguyện trùng kiến Chùa Quảng Minh

Tâm nguyện trùng kiến Chùa Quảng Minh

Oct 29, 2018

VIdeo ĐĐ.Thích Chiếu Khánh

Xây dựng niềm tin-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Ý nghĩa việc cúng dường trai tăng và dâng y-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Ý nghĩa việc cúng dường trai tăng và dâng y-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Hóa giải hờn giận-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Hóa giải hờn giận-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Tháng 7, ngày tự tứ-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Tháng 7, ngày tự tứ-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Xây dựng niềm tin-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Xây dựng niềm tin-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Lắng nghe và giải thoát

Lắng nghe và giải thoát

Dec 20, 2018
Quyến thuộc Bồ Đề - Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Quyến thuộc Bồ Đề - Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Oct 29, 2018
Dừng lại_ĐĐ Thích Chiếu Khánh

Dừng lại_ĐĐ Thích Chiếu Khánh

Oct 29, 2018
Tâm nguyện trùng kiến Chùa Quảng Minh - Đại Đức Thích Chiếu Khánh

Tâm nguyện trùng kiến Chùa Quảng Minh - Đại Đức Thích Chiếu Khánh

Jun 01, 2018
SỰ CẢM HÓA CỦA ĐỨC PHẬT - ĐẠI ĐỨC THÍCH CHIẾU KHÁNH

SỰ CẢM HÓA CỦA ĐỨC PHẬT - ĐẠI ĐỨC THÍCH CHIẾU KHÁNH

May 28, 2018

Video bài giảng mới

Xây dựng niềm tin-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Xây dựng niềm tin-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Xây dựng niềm tin-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Ý nghĩa việc cúng dường trai tăng và dâng y-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Ý nghĩa việc cúng dường trai tăng và dâng y-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Hóa giải hờn giận-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Hóa giải hờn giận-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Tháng 7, ngày tự tứ-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Tháng 7, ngày tự tứ-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Trách mình trước khi trách người-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Trách mình trước khi trách người-Đ.Đ Thích Chiếu Khánh

Dec 23, 2018
Tháng năm




Tháng
Ngày
Giờ
Sự kiện

Thống kê mạng xã hội

  • facebook
    0 fans
  • twitter
    0 followers
  • google+
    0 followers
  • Youtube
    9 Subscribers
  • vimeo
    0 followers
  • pinterest
    0 followers
5
pháp học và đời sống
6
3
Giáo hội phật giáo Việt Nam
5
2
vnexpress
Thế giới di sản
dantri.com.vn

Liên hệ chúng tôi

CHÙA ỨNG CÚNG

Địa chỉ: số 1/140B - Ấp Đình - Tân Xuân - Hóc Môn - TPHCM

Chịu trách nhiệm nội dung: Admin anhtuquang.vn

Bài viết và thư từ liên hệ xin quý vị gởi về địa chỉ

Email:anhtuquang.com@gmail.com

Liên kết nhanh

  • Ẩm thực chay
  • Đạo cụ - pháp khí
  • Pháp âm
  • Sức khỏe & đời sống
  • Văn hóa - nghệ thuật

Liên kết hữu ích

  • Nhà hàng chay
  • Kinh tụng
  • Nhạc thiền
  • Thính pháp
  • Nghệ thuật sống
  • Chia sẻ yêu thương
  • Tin phật sự

Văn hóa nghệ thuật

  • Phim
  • Thơ
  • Tranh ảnh
  • Truyện
  • Tùy bút

 

 

 

© Design by: Thiết kế web đẹp